Khi nào cho trẻ sơ sinh uống nước là thích hợp nhất?

Giải pháp nước sạch, nước nóng và lọc không khí tươi cao cấp

Hotline: 0974 597 556 - 077 87 11 333 - 0908 854 890

Email: giaiphaplocnuocsach@gmail.com

Khi nào cho trẻ sơ sinh uống nước là thích hợp nhất?

    Tìm hiểu về vấn đề cho trẻ sơ sinh uống nước, khi nào cho trẻ sơ sinh uống nước là thích hợp, lưu ý khi cho trẻ sơ sinh uống nước.

    Trẻ sơ sinh cũng cần được bổ sung đầy đủ nước, nhằm đáp ứng quá trình trao đổi chất, cũng như đảm bảo điều hòa cơ thể, hỗ trợ cho các hoạt động của các cơ quan diễn ra thuận lợi. Đặc biệt vào giai đoạn đầu của quá trình phát triển, bé dễ bị bệnh gây nên tình trạng mất nước toàn cơ thể. Tuy nhiên chức năng thận của trẻ sơ sinh vẫn chưa thực sự hoàn thiện, vì vậy nếu bổ sung quá nhiều nước có thể gây hại cho thận. Các ông bố bà mẹ cần tìm hiểu kỹ lưỡng về vấn đề này, nhằm biết rõ khi nào cho trẻ sơ sinh uống nước là thích hợp nhất, lượng nước nên bổ sung là bao nhiêu thì đủ cho trẻ? Cùng Minh Lâm tìm hiểu nhé!

    1. Sữa mẹ là một nguồn cung cấp nước cho trẻ sơ sinh

    Sữa mẹ là nguồn dưỡng chất phong phú cho mỗi đứa trẻ ngay sau khi chào đời. Không những giúp bổ sung dinh dưỡng để phát triển toàn diện, mà còn góp phần tăng cường hệ miễn dịch, giúp bé chống lại bệnh tật xâm nhập. Trong đó, 80% sữa mẹ là nước, đặc biệt là sữa đầu dòng. Do đó, bất cứ khi nào trẻ có biểu hiện khát, các bà mẹ có thể cho con bú ngay. Không chỉ giải tỏa cơn khát mà sữa mẹ còn giúp hạn chế các nguy cơ nhiễm trùng khác.

    Theo các nghiên cứu chỉ ra rằng, trẻ sơ sinh không cần cung cấp nước trong 6 tháng đầu, kể cả đang trong điều kiện nắng nóng khô hạn. Thay vào đó, các chuyên gia dinh dưỡng trên thế giới thường khuyến khích mẹ cho con bú hoàn toàn bằng sữa mẹ trong 6 tháng đầu đời. Điều đó cũng có nghĩa là, trẻ hoàn toàn không cần bổ sung thêm thức ăn lỏng hay nước, trừ một số trường hợp khi trẻ cần dùng đến thuốc, thuốc nhỏ, các loại siro dành cho trẻ sơ sinh hoặc vitamin và khoáng chất khác, dưới sự chỉ định và theo dõi của bác sĩ chuyên khoa.

    Các bậc phụ huynh có thể hoàn toàn yên tâm, vì khi cho con con bú bằng sữa mẹ tức là đã cung cấp đủ lượng nước cần thiết cho cơ thể của bé. Việc bổ sung quá nhiều nước trong thời kỳ này thậm chí còn có thể gây ngộ độc, các chất điện giải trong máu bị pha loãng, khiến thân nhiệt trẻ hạ so với bình thường, dẫn đến co giật, thậm chí nguy hiểm tính mạng do vượt nhu cầu Natri mà cơ thể trẻ sơ sinh có thể tiếp nhận.

    2. Liệu trẻ sơ sinh có cần uống nước hay không?

    Một số câu hỏi được đặt ra là, vậy liệu trẻ sơ sinh cần uống nước hay không, khi nào cho trẻ sơ sinh uống nước là hợp lý nhất?

    Đối với trẻ được bú sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu sau sinh thì không cần cung cấp nước thêm, vì lượng nước bên trong sữa mẹ đã hoàn toàn đủ cho bé ở giai đoạn này. Còn với những trẻ uống sữa công thức, thì thỉnh thoảng bố mẹ nên cho trẻ uống một chút nước. Do sữa công thức hoàn toàn khác với sữa mẹ, chứa nhiều muối hơn, sự bài tiết cũng chậm, nên bé cần được bổ sung thêm một lượng ít nước, nhằm giúp quá trình tiêu hóa và thải ra trở nên thuận lợi hơn.

    Hoặc trong một số trường hợp như thời tiết quá nóng bức khắc nghiệt hay bé nhà bạn bị táo bón, khó chịu, có thể cho bé uống một ít nước sạch đảm bảo vệ sinh an toàn, tuy nhiên tránh uống quá nhiều. Vấn đề trẻ 6 tháng tuổi uống bao nhiêu nước là đủ vô cùng quan trọng, vì thế bạn hãy luôn hỏi ý kiến bác sĩ trước khi quyết định nhé.

    Trong trường hợp bé cần được uống nước, các bậc phụ huynh nên đảm bảo nước được sạch khuẩn hoàn toàn, vì thời điểm này cơ thể bé rất nhỏ và dễ bị nhiễm trùng. Bạn có thể sử dụng nước đun sôi để nguội hoặc tốt nhất là nước đã qua hệ thống máy lọc nước đảm bảo chất lượng. Trong đó, bạn có thể tham khảo sản phẩm Máy lọc nước #Aquaphor R101, #Ecosoft ,#RainSoft là những sản phẩm tuyệt vời về cả hình thức lẫn chất lượng, phù hợp với các gia đình hiện đại có con nhỏ.

    3. Một số lưu ý khi cho trẻ uống nước bạn cần biết

    3.1 Tác hại của việc cung cấp quá nhiều nước cho trẻ

    • Trẻ sơ sinh uống nước có thể ảnh hưởng tới khả năng hấp thụ sữa mẹ, vì kích thước dạ dày trẻ còn khá nhỏ và dễ no. Lâu dần có thể gây thiếu hụt dưỡng chất cần thiết ảnh hưởng đến sự phát triển.
    • Tăng nguy cơ nhiễm trùng đường tiêu hóa, do hệ miễn dịch của trẻ còn yếu, dễ bị vi khuẩn hoặc các chất độc hại còn sót lại trong nước xâm nhập. Điều này có thể gây ra tiêu chảy hoặc nhiễm trùng nước làm loãng nồng độ natri trong cơ thể bé… nguy hiểm đến tính mạng.
    • Ảnh hưởng tới sự sản sinh sữa mẹ, do bé no nước và ít bú sẽ dẫn đến sữa mẹ không thoát ra được theo cơ chế thông thường, gây các tác động không tốt tới sức khỏe mẹ.

    3.2 Những lưu ý cần biết khi cho trẻ uống nước

    Vài lưu ý nhỏ mà bố mẹ cần biết khi cho trẻ uống nước như sau:

    • Trẻ sau khi ăn dặm có thể uống nước, nhưng cần là nước sạch, đảm bảo vệ sinh hoàn toàn.
    • Trẻ vẫn nên tiếp tục được bú sữa mẹ cho đến 24 tháng theo khuyến nghị của WHO.
    • Có thể cho bé uống nước bằng thìa hoặc bình chuyên dụng hay cốc tập uống, và bạn nên làm mẫu cho trẻ.
    • Khi trẻ dưới 6 tháng tuổi, lượng nước cần cung cấp chỉ vài ngụm ít, không quá 4 muỗng nhỏ cà phê nước. Khi trẻ lớn dần, bạn có thể tăng thêm lượng nước.
    • Khi trẻ vào giai đoạn ăn dặm, có thể bắt đầu tập thói quen uống nước cho trẻ một cách nhẹ nhàng, không nên thúc ép.
    • Trẻ nên được uống nước theo nhu cầu chứ không phải dưới sự cố gắng, thúc ép của bố mẹ.
    • Bé không nên được uống nước quá nhiều trước bữa ăn, vì có thể tạo cảm giác no hoặc loãng dịch vị.
    • Hạn chế cho bé uống nước vào ban đêm vì có thể gây thức giấc, tiểu đêm, tè dầm.

    Ngoài ra, một số bà mẹ thường thắc mắc, trẻ sơ sinh uống nước cam được không? Câu trả lời là được đối với những bé từ 6 đến 7 tháng tuổi trở lên. Còn với trẻ dưới 6 tháng tuổi, nguồn dinh dưỡng hợp lý nhất chủ yếu là từ sữa mẹ.

    Hy vọng rằng những thông tin mà Minh Lâm mang đến ở trên có thể giúp những ông bố bà mẹ biết được rằng, khi nào cho trẻ sơ sinh uống nước là hợp lý, và một số lưu ý nhỏ khi cho trẻ uống nước nhằm đảm bảo an toàn, cũng như hiệu quả tốt nhất cho cơ thể con trẻ.

     

    Zalo